Những điều thú vị xoay quanh món lẩu có thể bạn chưa biết!

Lẩu là món ăn ngon phổ biến tại các nước Á Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và được nhiều người yêu thích. Món lẩu có nhiều cách chế biến đa dạng, vô cùng dễ ăn, cả người lớn cũng như trẻ nhỏ đều có thể thưởng thức.

>>>> Trời mưa lạnh ăn gì, ở đâu?

Lịch sử ra đời của món lẩu hiện nay

Lẩu là món món ăn ngon độc đáo có lịch sử lâu đời của người Trung Hoa. Lẩu được người thời cổ coi là một món canh mà chưa tách ra thành một món ăn riêng, vì khi nhúng thức ăn vào nước lẩu có tiếng sôi lục bục. Về nguồn gốc của món ăn này, hiện nay có hai cách giải thích: một thuyết cho rằng lẩu ra đời vào thời Tam quốc, một thuyết khác cho lẩu có từ thời Đông Hán. Chưa biết đích xác lẩu ra đời vào thời gian nào nhưng trong Tam đô phú của Tả Tư (nhà văn thời Tây Tấn) đã thấy ghi chép về món lẩu Trùng Khánh nên có thể kết luận rằng lẩu đã ra đời trên mảnh đất Trung Hoa khoảng 1700 năm trước.

nhung-dieu-thu-vi-xoay-quanh-mon-lau-co-the-ban-chua-biet

Lẩu là món ăn có lịch sử lâu đời được nhiều người yêu thích

Món lẩu từ rất sớm đã đi vào văn thơ của các tao nhân mặc khách, có thể kể ra đây Bạch Cư Dị đời Đường, Lâm Hồng đời Nam Tống đã dùng ngòi bút của mình viết về lẩu. Đến đời Thanh, lẩu không chỉ thịnh hành trong dân gian mà còn trở thành món ăn được ưa chuộng chốn cung đình. Thực đơn của Ngự thiện phòng luôn có món lẩu thịt thú rừng, dùng nguyên liệu là thịt chim trĩ núi. Hoàng đế Càn Long thích ăn lẩu đến mức nghiện, dù đã nhiều lần du hành Giang Nam nhưng mỗi lần đến đều yêu cầu ăn món lẩu.

Tương truyền vào tháng Giêng niên hiệu Gia Khánh năm thứ nhất, Càn Long cho bày “Thiên tẩu yến” gồm hơn 1550 nồi lẩu, số người được mời lên đến 5000, trở thành một bữa tiệc lẩu lớn nhất trong lịch sử. Lẩu Trung Quốc như trăm hoa khoe sắc, hương vị vô cùng phong phú.

Thói quen ăn lẩu độc đáo của người Trung Hoa

Nổi tiếng có lẩu hải sản Quảng Đông, vị ngon đậm đà, ăn mãi không thấy chán; lẩu hoa cúc của dải đất Tô Hàng hương thơm mát, ăn vào sảng khoái tinh thần, vị ngon rất đặc trưng; lẩu đất Điền của Vân Nam tươi ngon, hương cay, nhiều vị; lẩu thịt chó của Xương Tây, “ăn ba miếng, đến thần tiên cũng không đứng vững”; lẩu bao tử của Trùng Khánh vị cay tê, thơm tinh khiết, vang danh khắp xa gần; lẩu thịt dê của Bắc Kinh hương vị khác biệt, khiến ta mê mẩn.

Ngoài ra còn có lẩu sống Hàng Châu, lẩu thú rừng Hồ Bắc, lẩu thịt lợn vùng Đông Bắc, lẩu thịt bò Hồng Kông, lẩu thập cẩm Thượng Hải cũng có nhiều nét độc đáo.Lẩu không chỉ là món ăn ngon mà còn bao hàm không ít yếu tố văn hóa, khiến thực khách thêm phần tao nhã khi thưởng thức.

nhung-dieu-thu-vi-xoay-quanh-mon-lau-co-the-ban-chua-biet1

Ăn lẩu cũng phải có những nguyên tắc riêng

Như người vùng Đông Bắc khi mời khách quí ăn lẩu, cách bày biện trong món lẩu có qui định “tiền phi hậu tẩu, tả ngư hữu hà, tứ chu khinh tát thái hoa”, nghĩa là thịt gia cầm bày phía trước đối diện với cửa lò, thịt gia súc bày phía sau, bên trái là cá, bên phải là tôm, xung quanh điểm nhẹ vài món rau.

Nếu phải tiếp khách không mời mà đến thì đặt 2 loại thịt viên đặc biệt ở trước nồi lẩu, phía sau là thịt gia súc, tỏ ý “mời bác xơi nhanh rồi về cho em nhờ”. Người Đài Loan lại có tục vào ngày mùng 7 Tết âm lịch ăn món lẩu có 7 loại nguyên liệu là rau cần, rau thơm, tỏi, hành, hẹ, cá, thịt, thiếu một loại cũng không được, ngụ ý chúc rằng: “Năm mới chăm chỉ, may mắn, vui vẻ, thông minh, hạnh phúc lâu bền, giàu có sung túc”. Khi ăn lẩu cần coi trọng vấn đề an toàn vệ sinh. Trước hết phải chú ý đến độ tươi ngon của nguyên liệu để tránh ngộ độc thực phẩm. Thứ nữa phải điều chỉnh lửa thích hợp, nếu để thức ăn bị đun quá kĩ sẽ khiến cho chất bổ trong thức ăn bị phân hủy mà mất đi độ tươi, nếu chưa đợi chín mà đã ăn thì cũng rất dễ dẫn đến nguy cơ bị bệnh về tiêu hóa. Ngoài ra nên chú ý không được ăn quá nóng, nếu không sẽ bị bỏng miệng và tổn thương thực quản.

Người Việt Nam cũng có sở thích ngồi lai rai thưởng thức nồi lẩu thơm ngon, bốc khói nghi ngút giống như người Trung Quốc. Những món lẩu tại Việt Nam được biến tấu sao cho phù hợp với khẩu vị của người Việt. Một số loại lẩu phổ biến được ăn nhiều tại Việt Nam là lẩu hải sản, lẩu thập cẩm, lẩu bò, lẩu chua cay, lẩu gà… Trong số đó lẩu bò là loại lẩu không cay, lành, thích hợp với trẻ nhỏ cũng như người dị ứng hải sản. Vào mùa lạnh, chẳng còn gì tuyệt vời hơn việc được nếm hương vị nước lẩu ngọt ngào, nhâm nhi miếng thịt bò mềm mại và trò chuyện cùng những người bạn yêu mến.

nhung-dieu-thu-vi-xoay-quanh-mon-lau-co-the-ban-chua-biet2

Món lẩu bò thơm ngon khó cưỡng tại nhà hàng Vân Hồ

Nhà hàng Vân Hồ phục vụ thực khách những món lẩu thơm ngon tròn vị, đem lại những trải nghiệm ẩm thực khó quên! Nếu đã đến quán ăn ngon Hà Nội Vân Hồ, bạn sẽ không thể cưỡng lại được vị ngon tuyệt vời của món lẩu dưới bàn tay chế biến tài tình của người đầu bếp. Ẩm thực Vân Hồ tọa lạc tại địa chỉ 2B Hoa Lư, Lê Đại Hành là điểm đến tại Hà Thành dành riêng cho những vị khách yêu thích những món ăn thuần Việt!

Ẩm thực Vân Hồ – Điểm đến khó quên
Địa chỉ: Số 2B Hoa Lư, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0912.281.199 – 0903.412.888
Website: https://amthucvanho.com.vn

 

Tin liên quan

HOTLINE
Show Buttons
Hide Buttons